Phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo"

Chiến dịch “Nhận diện lừa đảo” lần đầu tiên được Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Tập đoàn Meta, mang tới Việt Nam sẽ giúp người dùng mạng xã hội nâng cao kiến thức về các cách phòng tránh lừa đảo trực tuyến hiệu quả.

Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền Thông) và Tập đoàn Meta phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo” lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam trong năm 2024, nhằm chia sẻ tới cộng đồng người dùng mạng xã hội các hình thức phòng tránh lừa đảo trực tuyến hữu ích.

Hướng tới mục tiêu đảm bảo sự an toàn của người sử dụng mạng xã hội, trong đó bao gồm nâng cao kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến, một vấn đề nhức nhối cần sự chung tay giải quyết của nhiều bên từ các cơ quan chính phủ, cơ quan thực thi pháp luật và tất cả các nền tảng mạng xã hội.

Chiến dịch truyền thông "Nhận diện lừa đảo" sẽ tập trung vào 6 trong số 24 hình thức lừa đảo trực tuyến đã được Cục An toàn thông tin xác định là điểm nóng tại Việt Nam:

1) Lừa đảo đầu tư

 

Phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo"- Ảnh 1.

 

2) Lừa đảo việc làm

 

Phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo"- Ảnh 2.

 

3) Lừa đảo tài chính

 

Phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo"- Ảnh 3.

 

4) Lừa đảo cho vay

 

Phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo"- Ảnh 4.

 

5) Lừa đảo xổ số

 

Phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo"- Ảnh 5.

 

6) Lừa đảo mạo danh

 

Phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo"- Ảnh 6.

 

Chiến dịch sẽ bao gồm một loạt các hình ảnh và video ngắn về cách nhận diện và xử lý lừa đảo trực tuyến được đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội của Meta và Cục An toàn thông tin cũng như trên website Tư Duy thời đại số của Meta. Đặc biệt, chiến dịch cũng sẽ có sự tham gia của các nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng tại Việt Nam, nhằm lan tỏa những bí kíp hay và dễ nhớ để ai cũng có thể học theo và bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ lừa đảo trên môi trường mạng.

 

Phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo"- Ảnh 7.

 

24 hình thức lừa đảo diễn ra trên không gian mạng Việt Nam

Là một trong hai đối tác chính của chương trình, ông Nguyễn Phú Lương, Phó Giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin cho biết: “Mạng xã hội là mảnh đất màu mỡ cho các tội phạm mạng thực hiện hành vi lừa đảo, bởi chỉ cần một phút chủ quan, lơ là và thiếu kiến thức, người dân có thể sập bẫy bất cứ lúc nào. Với chiến dịch "Nhận diện lừa đảo" phối hợp cùng Meta, chúng tôi đặt mục tiêu trang bị cho mọi công dân số khả năng tự định vị các bẫy lừa đảo, nâng cao kỹ năng tự bảo vệ mình trên không gian mạng."
 

Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về lừa đảo trực tuyến là một trong những ưu tiên hàng đầu của Cục An toàn thông tin. Khi mỗi người dân, mỗi đối tượng yếu thế biết được cách nhận diện và cảnh giác hơn với các thủ đoạn lừa đảo, sẽ giúp cho câu chuyện lừa đảo trực tuyến được giảm thiểu phần nào trong thời gian tới.”

Ông Ruici Tio, Quản lý Chương trình Chính sách An toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Tập đoàn Meta cho biết: “Sự an toàn và bảo mật của người dùng trên các nền tảng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi cam kết ngăn chặn những hành vi lừa đảo làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng, cũng như tăng cường giáo dục nhận biết về các hành vi này. Năm 2023, chúng tôi đã triển khai giai đoạn đầu tiên của chiến dịch Nhận diện lừa đảo dành riêng cho Việt Nam, tiếp cận hàng triệu người dùng và thu hút hàng trăm nghìn lượt truy cập Cổng thông tin an toàn trực tuyến Tư duy thời đại số của Meta. Chương trình hợp tác với Cục An toàn thông tin trong năm nay nhằm mục tiêu tiếp tục nâng cao kỹ năng của người Việt Nam trong việc xác định và đối phó với các hành vi lừa đảo trực tuyến. Chúng tôi mong muốn tất cả người dùng chủ động trang bị kiến thức về tầm quan trọng của việc cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo trên mạng."

Tin liên quan

Người phát ngôn

Họ và tên:  Thái Hoàng Vũ
Chức vụ:  Chủ tịch UBND huyện
Số điện thoại:  
Email:  vuth1@quangnam.gov.vn