Trong đó quy hoạch các KCN như sau:
Bảng1. Quy hoạch các khu công nghiệp thuộc Khu KTM Chu Lai
TT | Tên khu chức năng | Quy mô (ha) | Địa điểm |
1 | KCN Bắc Chu Lai | 700 | Xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành |
2 | KCN Tam Anh | 1.545 | Xã Tam Anh Nam, huyện Núi Thành |
3 | KCN Tam Hiệp | 530 | Xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành |
4 | KCN Tam Thăng | 800 | 01 phần xã Tam Thăng, Tam Kỳ và 01 phần xã Bình Nam, huyện Thăng Bình |
5 | KCN khí – năng lượng, sản phẩm sau khí | 410 | Xã Tam Quang, huyện Núi Thành |
6 | KCN Nam Thăng Bình | 655 | Xã Bình Trung, Bình Nam, Bình Sa, huyện Thăng Bình |
7 | KCN Công nghệ cao Thăng Bình | 310 | Xã Bình Tú, Bình Trung, Bình Sa, huyện Thăng Bình |
8 | KCN Thaco Trường Hải | 451 | Xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành |
| Tổng cộng | 5.401 | |
- Khu công nghiệp Bắc Chu Lai (1) do Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng KCN Chu Lai làm chủ đầu tư với quy mô là 361,4 ha, đã thu hút được 26 nhà đầu tư, trong đó 22 DN đang hoạt động, 03 DN đang triển khai đầu tư - xây dựng, 01 DN ngừng hoạt động.
- KCN cơ khí ô tô Trường Hải (KCN Bắc Chu Lai (2)) do công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển hạ tầng KCN và Đô thị Chu Lai Trường Hải làm chủ đầu tư với quy mô là 243,3 ha, đã thu hút được 23 nhà đầu tư, trong đó 21 DN đang hoạt động, 02 DN đang lập thủ tục đầu tư.
- KCN, hậu cần cảng Tam Hiệp giao cho Trung tâm Phát triển hạ tầng trực thuộc Ban Quản lý làm chủ đầu tư với quy mô là 417 ha, đã thu hút được 28 nhà đầu tư, trong đó 12 DN đang hoạt động, 10 DN đang triển khai đầu tư - xây dựng, 06 DN đang tạm ngừng hoạt động.
- KCN Tam Thăng 1 do Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng KCN Chu Lai làm chủ đầu tư với quy mô là 197,13 ha, đã thu hút được 23 nhà đầu tư trong đó 19 DN đang hoạt động, 04 DN đang xây dựng.
- KCN Tam Anh – Hàn Quốc do Công ty TNHH C&N Tam Anh – Hàn Quốc làm chủ đầu tư với quy mô 193 ha. Dự án được Ban Quản lý cấp GCNĐKĐT vào ngày 05/4/2013, điều chỉnh lần 2 năm 2017. Hiện nay, Công ty đang hoàn chỉnh hạ tầng và thu hút đầu tư vào diện tích 90 ha đất đã được bàn giao.
- KCN Tam Thăng 2 do công ty CP Capella làm chủ đầu tư với quy mô 103 ha: Được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư và Ban Quản lý cấp GCNĐKĐT năm 2017. Đến thời điểm hiện nay, dự án đang hoàn thiện 80% hạ tầng và đang thực hiện thu hút đầu tư.
- KCN Tam Anh 1 do công ty CP kính nổi Chu Lai – CFG làm chủ đầu tư với quy mô 167,05 ha. Dự án được Ban Quản lý cấp GCNĐKĐT lần đầu ngày 30/6/2015, thay đổi lần thứ 2 ngày 15/8/2017. Hiện nay, Công đang triển khai giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng.
- KCN Thaco Chu Lai (công nghiệp chế biến, bảo quản, các sản phẩm liên quan đến ngành nông lâm nghiệp) do Công ty CP ô tô Trường Hải làm chủ đầu tư với quy mô 451 ha, được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ngày 22/3/2019. Dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 tại Quyết định số 887/QĐ-UBND ngày 22/3/2019, hiện nay, Nhà đầu tư đang thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng.
b. Các khu công nghiệp khác được giao quản lý
Ngày 19/01/2021, UBND tỉnh Quảng Nam có Quyết định số 188/QĐ-UBND giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai quản lý thêm các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh gồm:
(1) KCN Thuận Yên: do UBND thành phố Tam Kỳ quản lý và xúc tiến đầu tư các dự án vào KCN với quy mô 148,43. Hiện nay có 16 doanh nghiệp đã đầu tư và đang hoạt động.
(2) KCN Đông Quế Sơn: do Công ty CP An Thịnh Quảng Nam làm chủ đầu tư với quy mô 457,72 ha. Dự án được Ban Quản lý các KCN Quảng Nam cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 33221000168 cấp lần đầu ngày 08/8/2013. Hiện nay, KCN có 02 doanh nghiệp đang hoạt động, 05 doanh nghiệp đang xây dựng, 01 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động. Diện tích đất đã BT GPMB và san lấp mặt bằng 95 ha. Phần diện tích còn lại đang được chủ dự án thực hiện BT GPMB.
(3) KCN Điện Nam – Điện Ngọc: do Công ty CP Phát triển Đô thị và KCN Quảng Nam – Đà Nẵng làm chủ đầu tư với quy mô 390 ha. Hiện nay KCN có 63 dự án đang hoạt động, 01 dự án đang xây dựng, 03 dự án đang lập thủ tục triển khai, 07 dự án đang ngừng hoạt động và tái cơ cấu.
2. Tình hình thu gom, xử lý nước thải công nghiệp:
- Đến nay, có 6/7 Khu công nghiệp đang hoạt động đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung, với tổng lượng xả thải trung bình: khoảng 12.064 m3/ngđ, (riêng KCN Thuận Yên chưa đầu tư HTXLNTTT), cụ thể:
+ Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Bắc Chu Lai (giai đoạn 1) với công suất 1.900m3/ngđ do Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng KCN Chu Lai làm chủ đầu tư đã đi vào vận hành cuối năm 2012. Nước thải sau xử lý đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải vào môi trường.
+ Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN, hậu cần cảng Tam Hiệp với công suất 4.800m3/ngđ do Trung tâm Phát triển hạ tầng thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai làm chủ đầu tư đã đi vào vận hành chính thức vào cuối năm 2016. Nước thải sau khi được xử lý đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải vào môi trường.
+ Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Tam Thăng với công suất 28.000 m3/ng.đ do Công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng làm chủ đầu tư đã đi vào vận hành chính thức trong năm 2017. Nước thải sau xử lý đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT trước khi đấu nối vào Nhà máy Tái sử dụng nước.
+ Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Cơ khí ô tô Chu Lai – Trường Hải với công suất 2.200m3/ngđ do Công ty TNHH MTV ĐT&PT hạ tầng Khu công nghiệp và Đô thị Chu Lai - Trường Hải làm chủ đầu tư đã đi vào hoạt động chính thức vào năm 2019. Nước thải sau xử lý đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải vào môi trường.
+ Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Đông Quế Sơn với công suất 2.500 m3/ng.đ do Công ty CP An Thịnh đầu tư đã đi vào vận hành. Nước thải sau xử lý đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải vào môi trường.
+ Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Điện Nam – Điện Ngọc với công suất 5.000 m3/ng.đ do Công ty CP Phát triển Đô thị và KCN Quảng Nam – Đà Nẵng đầu tư đã đi vào vận hành. Nước thải sau xử lý đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải vào môi trường.
Hiện nay, các KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoạt động ổn định, đã được kết nối hệ thống quan trắc tự động về Sở Tài nguyên và Môi trường, có hồ sự cố nước thải theo quy định nên vấn đề xả thải tại các KCN đang hoạt động được kiểm soát chặt chẽ.
- Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Tam Thăng 2 do Công ty cổ phần Capella làm chủ đầu tư với công suất giai đoạn 1: 2000 m3/ngđ và Khu công nghiệp Tam Anh – Hàn Quốc do Công ty TNHH C&N Vina Tam Anh – Hàn Quốc với công suất giai đoạn 1 là 6.000 m3/ngđ đã hoàn thiện việc lắp đặt thiết bị, đang chờ vận hành thử nghiệm.
- Ngoài ra, trong KCN Tam Thăng 1 có Dự án Tái sử dụng nước do Công ty CP giải pháp công nghệ tái tạo RTS làm chủ đầu tư. Dự án đã đi vào hoạt động với công suất giai đoạn 1: 1.300 m3/ngđ, tiếp nhận nước sau xử lý từ KCN Tam Thăng, nhằm tái sử dụng tài nguyên nước và góp phần phòng ngừa, giảm thiểu các sự cố nước thải tại khu vực.
- Giấy phép xả thải vào nguồn nước: Có 5/7 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đang hoạt động đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xả nước thải sau xử lý vào môi trường (KCN Bắc Chu Lai, KCN Điện Nam-Điện Ngọc, KCN Tam Thăng 1, KCN Tam Hiệp, KCN Trường Hải).
- Việc đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung: tất cả các cơ sở hoạt động có phát sinh nước thải đều được yêu cầu thu gom và đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của KCN (Công ty CP Sô đa Chu Lai được phép xả thải riêng). Nước thải của các cơ sở sản xuất được yêu cầu xử lý đạt tiêu chuẩn tiếp nhận của hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp trước khi đấu nối.
3. Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại:
Về quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại: Tất cả các KCN đang hoạt động trên địa bàn đều không bố trí trạm trung chuyển chất thải rắn; CTNH. Các doanh nghiệp hoạt động trong KCN tự phân loại, thu gom, lưu giữ và hợp đồng với đơn vị chức năng vận chuyển chất thải rắn; CTNH đi xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Tình hình thu gom và xử lý khí thải:
Về thu gom, xử lý khí thải: Hầu hết các cơ sở sản xuất có phát sinh khí thải đều đã lắp đặt và vận hành thiết bị thu gom, xử lý khí thải. Đối với các cơ sở có nguồn phát thải lớn thì theo quy định tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì Ban Quản lý yêu cầu xem xét thực hiện việc lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động.
5. Nguồn lực bảo vệ môi trường cho công tác thu gom, xử lý nước thải công nghiệp:
* Đối với Ban Quản lý:
Ban Quản lý đã tổ chức đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác quản lý môi trường đáp ứng yêu cầu Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể, Ban Quản lý đã thành lập Phòng Quản Phòng Quản lý tài nguyên và môi trường với 03 cán bộ có chuyên môn về bảo vệ môi trường.
* Yêu cầu đối với các chủ đầu tư KCN:
- Các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN đã bố trí cán bộ chuyên môn phụ trách công tác quản lý môi trường tại KCN và vận hành trạm xử lý nước thải tập trung.
- Nguồn lực cho việc thu gom xử lý nước thải KCN của các chủ đầu tư được đảm bảo. Tuy nhiên, hiện nay công suất thu gom và xử lý nước thải của các trạm xử lý nước thải chưa đạt được công suất thiết kế, dẫn đến việc vận hành làm tăng chi phí, lãng phí nguồn nhân lực lao động; cụ thể:
+ KCN Đông Quế Sơn: công suất thiết kế 2.500 m3/ngđ nhưng hiện nay thu gom, xử lý được 40 m3/ngđ.
+ KCN Điện Nam – Điện Ngọc: công suất thiết kế 5.000 m3/ngđ nhưng hiện nay thu gom, xử lý từ 3.000 – 4.200 m3/ngđ.
+ KCN Bắc Chu Lai: công suất thiết kế giai đoạn 1 là 1.900 m3/ngđ nhưng hiện nay thu gom, xử lý khoảng 250-300 m3/ngđ.
+ KCN Tam Hiệp: công suất thiết kế 4.800 m3/ngđ nhưng hiện nay thu gom, xử lý khoảng dưới 1.000 m3/ngđ.
+ KCN Trường Hải: công suất thiết kế 2.200 m3/ngđ nhưng hiện nay thu gom, xử lý khoảng 900 - 1.000 m3/ngđ.
+ KCN Tam Thăng: công suất thiết kế 28.000 m3/ng.đ nhưng hiện nay thu gom, xử lý khoảng 5.000 m3/ngđ.
6. Kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường có liên quan đến nước thải từ Khu công nghiệp:
Ban Quản lý thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, nhắc nhở các DN thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý về môi trường theo đúng quy định, thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động theo đúng cam kết trong hồ sơ môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó, Ban Quản lý cũng đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện, UBND xã có dự án hoạt động kịp thời xử lý các vấn đề có phát sinh về nước thải, khí thải gây ô nhiễm môi trường. Đến thời điểm hiện nay, không có hiện tượng khiếu kiện hay cơ sở nào vi phạm về việc xả thải (trước đây có Nhà máy sản xuất sô đa nhưng đã bị xử phạt và đình chỉ sản xuất để khắc phục, hoàn thiện các công trình bảo vệ môi trường).